Home Bài viết Bánh mì paratha

Bánh mì paratha

Combo 3 món cùng nguyên liệu: Bánh mì baguette; Bánh mì Paratha; Đậu hủ bít tết

by Admin
Banh mi paratha

Bánh mì paratha của Ấn độ được làm từ 2 nguyên liệu chính là bột mì nguyên cám và khoai tây, nó cung cấp cho bạn chất xơ, carbohydrate, vitamin, khoáng chất như phốt pho, mangan, selen,…

VÌ SAO?

Các thành phần nguyên liệu ăn kèm bánh mì paratha được chọn theo chế độ plant-based, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường, bột, vitamin và khoáng chất nguồn gốc thực vật, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe, rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.

Thời gian sơ chế                                   Thời gian nấu                             Tổng cộng
     10 phút                                                          15 phút                                   25 phút

NGUYÊN LIỆU

– Bánh Paratha                                            1 bánh/bịch
– Ớt chuông xanh, đỏ, vàng                      1/2 trái/loại
– Hành tây                                                     1/2 củ
– Nấm linh chi nâu                                      50 gram
– Nấm bào ngư xám                                   50 gram
– Tỏi/Boa rô                                                   1 củ/cây
– Đậu cannellin                                            1 muỗng/lon
– Phô mai sợi emmental                           1 ít/bịch 70 gram
– Sữa chua Vinamilk không đường        1 hủ (hoặc sữa chua Hy Lạp)
– Dưa leo                                                        ½ trái
– Hành tây, ngò                                            Vài cọng
– Gia vị                                                            Dầu ăn, nước tương, dầu hào, dầu mè, mè rang, muối, tiêu, chanh.

Lưu ý: bánh mì paratha luôn luôn bỏ tủ đông, khi dùng mới lấy bánh ra khỏi tủ đông (không cần rã đông).

SƠ CHẾ

  • Ớt chuông: rửa sạch, cắt bỏ hạt & lõi, rồi thái sợi.
  • Hành tây: rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Nấm linh chi nâu: cắt bỏ phần gốc nấm, rửa sơ dưới vòi nước và dùng tay chà nhẹ sơ qua cho sạch nấm, không ngâm lâu trong nước để tránh làm mất chất dinh dưỡng, tẻ nấm thành từng phần trước khi chế biến.
  • Nấm bào ngư xám: cắt bỏ phần gốc còn sót, chỉ rửa sơ bằng cách bỏ vào thau nước, đảo nhẹ tay rồi để ráo. Tách lẻ thành từng chùm nhỏ hay từng cây nấm đơn lẻ trước khi chế biến.
  • Boa rô: rửa sạch cắt lát mỏng.
  • Cà chua bi: rửa sạch, chẻ đôi.
  • Dưa leo: rửa sạch, bỏ vỏ.
  • Hành lá, ngò: rửa sạch

THỰC HIỆN

  • Lấy bánh mì paratha ra khỏi tủ đông (không cần rã đông), bỏ lớp bọc hai bên mặt bánh, cho bánh vào chảo chống dính, thêm xíu dầu ăn, rán vàng đều 2 mặt trong vòng 2 phút.
  • Phi thơm ít dầu ăn với ít tỏi hoặc boa rô cắt lát, cho hành tây, ớt chuông, cà chua bi vào xào vừa đủ tới, sau đó cho nấm linh chi nâu, nấm bào ngư xám, xào đến khi săn lại,  nêm 1/2 muỗng cafe bột nêm, nước tương, dầu mè, dầu hào, đảo đều cho thấm, thêm ít đậu cannellin và rắc một ít phomat emmental, đảo đều & tắt lửa.
  • Sốt raita (ăn kèm): băm 1 ít hành tây, dưa leo, ngò rí, bỏ ra chén, cho hộp sữa chua không đường vào, nêm tí muối, tiêu, chanh & trộn đều.

TRÌNH BÀY

Bỏ nhân xào đã thực hiện ở trên lên bánh, cuộn lại với 3 cọng hành lá đã trụng qua nước sôi, cắt làm 3 & thưởng thức kèm với sốt raita chấm.

Bạn có biết lịch sử, nguồn gốc bánh mì paratha?

– Paratha là một loại bánh mì dẹt khác có nguồn gốc từ Ấn Độ, được chế biến mà không cần thêm men.

– Bột được sử dụng cho paratha là bột mì và có thể sử dụng bột mì đa dụng màu trắng thông thường.
– Paratha bắt nguồn từ hai từ, “par” và “atta”, nghĩa là “lớp” và “bột mì”, có nguồn gốc ở các vùng phía bắc của Ấn Độ và từ một số khu vực tại Pakistan.
– Paratha thường chứa đầy rau nấu chín trong masala của Ấn Độ, sau đó được xào để tạo ra sự pha trộn của các loại gia vị độc đáo theo từng vùng. Các loại thịt như thịt gà và thịt cừu cũng được sử dụng cho nhân bánh paratha, các biến thể nhồi phụ thuộc vào sự sáng tạo và cảm giác, vị giác của đầu bếp.

Chúc các bạn thành công và cám ơn vì đã xem.

related articles

Leave a Comment